Tin nong- Theo Reuters, trước tuyên bố tự nhận là cường quốc sở hữu "sức mạnh tên lửa lớn thứ tư trên thế giới" của Iran và những lời cáo buộc Moscow đưa vũ khí vào bên trong và bao vây khu vực biên giới Ukraine, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: "Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ở đâu? Các thành viên trong khối quân sự này đang làm gì để thúc đẩy sự ổn định ở châu Âu và ngăn chặn những mối đe dọa chiến lược mới?". Điều đáng nói là, NATO từng xây dựng cho mình một sức mạnh phòng không vững chãi, nhưng sau giai đoạn Chiến tranh Lạnh, các thành viên trong khối đã cắt giảm dần số vũ khí phòng không. Thậm chí, trong những năm gần đây, nhiều thành viên của NATO còn liên tiếp cắt giảm quy mô quân sự. Ngay cả chương trình tăng cường huấn luyện của NATO cũng đang giảm về tần suất tổ chức và dường như bị loại bỏ hẳn. Trong khi đó, mục tiêu tích hợp các loại vũ khí và thiết bị quân sự giữa các quốc gia thành viên trong khối mới chỉ nằm trên bàn thảo luận chứ không được xem là một yêu cầu cấp thiết. Trái lại, Nga, một quốc gia bị NATO xem là mối đe dọa nghiêm trọng, lại có những bước cải tiến mạnh mẽ trong năng lực quân sự. Theo đó, Moscow hiện đang phát triển các thế hệ tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tối tân cũng như mở rộng năng lực tấn công tầm xa. Ngoài ra, học thuyết quân sự mới của Nga cũng liệt NATO vào danh sách các mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Nhiều quốc gia thành viên trong khối NATO đang dần cắt giảm quy mô quân đội và vũ khí Mối quan hệ căng thẳng giữa NATO và Nga được thể hiện qua sự kiện NATO thông báo các máy bay của liên minh này đã hơn 400 lần chặn máy bay quân sự Nga trong năm 2014. Theo NATO, các máy bay của Nga bị chặn khi cố tình bay vào trong hoặc gần không phận của NATO. Cũng theo Reuters, không chỉ có Nga, Iran hiện đang trở thành bài toán khó về khả năng ứng phó trước những thách thức mới của NATO. Khi mà mới đây, Iran đã cho ra mắt các máy bay không người lái và tự nhận là quốc gia sở hữu "sức mạnh tên lửa lớn thứ tư trên thế giới". Tiếp đó, mở đầu năm 2015, tạp chí Armyrecognition.com đưa tin, Iran có thể đã tiến hành lắp ráp một tên lửa đạn đạo thế hệ mới có chiều dài hơn 27m, mang theo đầu đạn hạt nhân và đủ sức vươn tới mọi vùng lãnh thổ nằm ở châu Âu. Có nhiều nguồn tin cho rằng, bệ phóng tên lửa này được Tehran sử dụng cho mục đích hàng không vũ trụ nhưng cũng có thể sẽ được sửa đổi để mang theo đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, Hamas, một tổ chức khủng bố ở khu vực Trung Đông, có quy mô hoạt động tương tự như lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS, đã cho thử nghiệm loại tên lửa Qasam và bắn hơn 4.000 quả rocket vào lãnh thổ Israel trong các cuộc giao tranh hồi năm 2014. Tổ chức này còn cho phóng các máy bay không người lái tự chế tạo. Trái lại, lực lượng phòng không của NATO hiện đang bị thu hẹp cả quy mô lẫn năng lực đáp trả trước những mối đe dọa thách thức mới. Bởi phần lớn các quốc gia châu Âu đã cho nghỉ hưu nhiều hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn. Điển hình, lực lượng tên lửa phòng không Patriot của Đức hiện chỉ bằng 1/3 so với quy mô hồi cuối Chiến tranh Lạnh. Hà Lan thì ngừng chương trình chuyển tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ do không còn đủ số lượng tên lửa cần thiết cho năm triển khai thứ ba. Tây Ban Nha đã bù lại sự thiếu hụt từ Hà Lan bằng cách triển khai một đơn vị Patriot cho mỗi sứ mệnh. Con số này đã thấp hơn so với thực tế yêu cầu là mỗi đợt triển khai cần 2 đơn vị tên lửa Patriot. Còn phần lớn lực lượng tên lửa Patriot của Mỹ lại đang được triển khai tại khu vực Thái Bình Dương hoặc Trung Á.
Hình ảnh một cuộc tập trận của NATO trên Biển Đen Tuy nhiên, một số nước thành viên của NATO đã có những bước đi nhằm cải thiện sức mạnh quân sự. Theo đó, hai đồng minh của NATO là Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đang tuyển chọn các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không mới trang bị cho quân đội quốc gia. Cả hai nước này đã đặt mua số vũ khí mới từ cách đây 2 năm nhằm đảm bảo năng lực tích hợp giữa mọi vũ khí trong khối NATO. Hiện nay, không ít công ty từ nhiều quốc gia đang tham gia vào cuộc đua giành quyền bán vũ khí cho Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là cơ hội giúp hai quốc gia này có thể nhận được hệ thống Patriot của quân đội Mỹ. Tính cấp thiết trong việc ngăn chặn các mối đe dọa tới sự ổn định tại khu vực Đông Âu được thể hiện qua việc 32 thành viên từ đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã cùng chung tay viết thư yêu cầu Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz trang bị hệ thống tên lửa Patriot cho quân đội nước này. Việc trang bị lực lượng tên lửa Patriot cho Ba Lan được xem là một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn mối đe dọa tấn công từ Nga như NATO nhận định. Bởi NATO hiểu rằng một khi khả năng ngăn chặn chỉ được thiết lập lỏng lẻo, họ sẽ vấp phải sự phản ứng và tấn công mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, NATO cũng cần khôi phục các chương trình huấn luyện và đào tạo bị bỏ ngỏ bấy lâu nay. Thậm chí, liên minh quân sự này còn có thể thành lập một trung tâm đào tạo khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp như quân đội Mỹ đã làm ở khu vực Trung Á và Thái Bình Dương. * Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới. Nguồn: Sao

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top