Tin nong the gioi Nga phản đối kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phóng thủ tên lửa tại Romania. Mặc dù Mỹ nói rằng hệ thống này là “vô hại” nhưng Nga vẫn có nhiều lý do để lo ngại.


(Từ trái sang phải) Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Thủ tướng Romania Dacian Ciolos và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work tại lễ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa ở căn cứ không quân Deveselu, Romania ngày 12/5/2016. (Ảnh: Reuters)
(Từ trái sang phải) Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Thủ tướng Romania Dacian Ciolos và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work tại lễ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa ở căn cứ không quân Deveselu, Romania ngày 12/5/2016. (Ảnh: Reuters)
Ngày 12/5, Mỹ chính thức kích hoạt lá chắn tên lửa Aegis (ABM) trị giá 800 triệu USD ở Romania với mục tiêu bảo vệ các đồng minh NATO khỏi mối đe dọa từ tên lửa tầm ngắn và tầm trung của các nước như Iran.
Khi hoàn tất, tầm bao phủ của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO sẽ trải dài từ Greenland đến quần đảo Azore của Bồ Đào Nha trên Đại Tây Dương. Ngày 13/5, Mỹ sẽ làm lễ động thổ khởi công một căn cứ nữa ở Ba Lan. Lá chắn phòng thủ đầy đủ sẽ còn bao gồm các tàu chiến mang tên lửa và các dàn radar trên khắp châu Âu. Trung tâm chỉ huy được đặt tại một căn cứ không quân của Mỹ ở Đức.
Nga đã lên tiếng chỉ trích động thái này của Mỹ và các đồng minh NATO. Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng, việc triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa này đặt ra mối đe doạ cho Nga. Mặc dù Mỹ nói rằng hệ thống này là “vô hại” nhưng Nga vẫn có nhiều lý do để lo ngại.
ABM tại Romania và Ba Lan có thể cải biến để phóng tên lửa Tomahawk

Một cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ. (Ảnh: AP)
Một cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ. (Ảnh: AP)
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đặt tại châu Âu bắt nguồn từ một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hải quân. Quân đội Mỹ sẽ tận dụng hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 để phóng tên lửa đánh chặn Standard Missile 3. Đáng nói là hệ thống này từng được Hải quân Mỹ sử dụng đế phóng các tên lửa hành trình Tomahawk.
Các chuyên gia quốc phòng của Nga cho rằng, các hệ thống phóng tên lửa đánh chặn ở Romania và Ba Lan có thể được bí mật cải biến để phóng các tên lửa hành trình nhằm mục tiêu vào Nga. Theo hiệp ước hạt nhân tầm trung (INF) mà Nga và Mỹ ký kết năm 1987, Mỹ không được pháp triển khai các tên lửa Tomahawk ở châu Âu.
ABM sẽ kiểm soát không phận của Nga
Để đánh chặn các tên lửa đạn đạo, với hệ thống phòng thủ này Mỹ cần trang bị các trạm radar hiện đại ở châu Âu. Các trạm này có thể dùng để giám sát một phần không phận của Nga. Tất nhiên, Nga sẽ không thoải mái khi NATO có thêm cơ sở dữ liệu tình báo về các hoạt động của máy bay Nga cũng như hoạt động thử nghiệm tên lửa của Nga. Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại tương tự khi chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa THAAD ở Hàn Quốc để ngăn mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
Giảm tiềm lực của Nga trong xung đột quy mô nhỏ

(Ảnh minh họa: Reuters)
(Ảnh minh họa: Reuters)
Mặc dù Mỹ đúng khi nói rằng một vài hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu sẽ không thể ngăn chặn cuộc tấn công bằng tên lửa chiến lược quy mô lớn của Nga, nhưng thực tế nếu xảy ra một cuộc xung đột quy mô nhỏ thì năng lực triển khai máy bay chiến đấu và tên lửa chiến thuật của Nga sẽ bị giảm đáng kể.
ABM vi phạm hiệp ước
Mỹ đã triển khai một số tên lửa làm mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm công nghệ phòng thủ tên lửa quốc gia, trong đó gồm tên lửa Hera LRALT và MRT. Nga cho rằng, những tên lửa này vi phạm tinh thần của hiệp ước INF bởi nếu hiệp ước không cho phép sử dụng tên lửa mang đầu đạn.
Mỹ từ chối gạt bỏ lo ngại của Nga
Nhiều thập niên qua, Nga đã đề xuất nhiều biện pháp nhằm giảm căng thẳng liên quan đến hoạt động triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ, trong đó có đề xuất triển khai hệ thống radar chỉ giám sát Iran mà không giám sát Nga. Nga cũng đề xuất cơ chế giám sát cho phép quân đội Nga đảm bảo rằng không có sự trá hình xảy ra tại các cơ sở phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Ngoài ra, Nga đề xuất một hiệp ước mới ràng buộc Mỹ không được sử dụng các hệ thống phòng thủ như vậy để chống lại Nga.
Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối tất cả các đề xuất nhằm gạt bỏ lo ngại này của Nga. Mỹ chỉ tuyên bố rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông sau khi rút khỏi Đông Đức.
Next
This is the most recent post.
Previous
Bài đăng Cũ hơn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top